|
千里尋父 40年悲歡 越女幫傭 僱主竟是爹
轉載自「中時電子報」:2008/01/22 04:39 ,李金生/金門報導 ,月影翻譯.
一位來自遙遠北越的婦人,拿著一張泛黃相片和一枚黃金戒指,來到台灣異鄉幫傭,並找尋她未曾謀面的生父。幾經波折,終在金門警方的協助下,與家住台北縣新莊市的老父相認,而老父竟是她幫佣七個月的僱主,相見不相識,悲歡離合的過程,比電影情節還要離奇。
這則故事的女主角,是出生在北越平凡家庭的小女孩陳氏康。她在一九八九年出嫁時,母親告訴她,其實不是她的生母,而是她的阿姨。
「阿姨」帶著顫抖的聲音說著,一九六七年,有個北越女孩子,在香港認識一個台灣男子,兩人異國熱戀之後,北越女子懷孕了。但因家鄉母親罹患重病,只好放下戀情,依依不捨的趕回越南探視母親。
當時適逢戰亂,台灣男子擔心她返回北越之後,再也無法團聚,含著眼淚拿了一張自己的相片及一枚黃金戒指,交給早已哭成淚人兒的戀人。可是,回到越南的北越女子,卻因為烽火連天的南北越內戰,再也無法回到香港與愛人相聚,就在北越生下了一名女兒,兩個月之後,重病含恨離世。
她在臨終時,將嗷嗷待哺的小女兒,以及一枚刻有「蔡漢朝」的黃金戒子及背後並有蔡漢朝簽名,且寫有民國廿年一月三日出生的照片,交給了她的姊姊,並說相片中的台灣人,是小女兒的親生父親。
陳氏康知道自己身世真相後,在內心深處許下要找到父親的心願。後來,她在越南結婚,生下一男一女,但因為老公好吃懶做,還經常在酒後對她拳打腳踢,家裡的生活支出,完全由她負擔。好不容易等到兒女長大,陳氏康決定實現她的心願,拿著那枚金戒指和父親泛黃的照片,她經由仲介公司來到台灣工作,落腳台北縣新莊市擔任看護,照顧一位罹患重病的老婆婆。
夜以繼日的看護工作,讓她沒有多餘的時間,找尋茫茫人海的父親,只能在夜深人靜時,拿著照片獨自垂淚。更讓她難過的是,老婆婆在七個多月之後,因為二次中風不幸去世,因此她又被仲介公司轉仲介到金門,且照片及戒指也不知去向了。
金城警察所外事警勤區員警,在一次例行查訪中,從她的口中得知此事,研判東西可能掉在新莊舊雇主家中,幫她打了電話,請原雇主老先生到已過世老婆婆的房間內,仔細找找看,果然在一只木櫃內,找到了一個袋子。
老先生也好奇甚麼東西這樣的重要,在徵求陳氏康的同意下,打開一看是一枚金戒指和一張老照片,竟全身不停顫抖,激動的問她:「妳怎麼會有兩樣東西?」
老先生在心情平靜之後,在電話中表示要親自將這兩樣東西送到金門,在警方的安排下,日前他搭機到了金門,當面聽取陳氏康訴說「往事」,確認前因後果之後,頓時老淚縱橫,一把抱住陳氏康,放聲大哭:「妳就是我的女兒,我是妳父親啊!」
老先生說他正是照片中的人,只因為一場越南內戰,阻斷異國戀情和父女親情,人生的悲歡離合,也莫過如此了。
被突如其來的意外,震驚得說不出話來的陳氏康,看著老父蒼白的臉龐,輕聲的叫著:「爸爸,我找你找得好苦哦!」
在金城警察所協助下,蔡漢朝父女做DNA鑑定證實血緣關係,並辦理相認手續,陳氏康十六日已回越南補辦來台手續,蔡漢朝則因嚴重心臟病及多項慢性疾病,在署立台北醫院住院治療。蔡漢朝因年邁體衰無法陪愛女回越南辦手續,他希望相關單位能通融,讓她早日順利來台認祖歸宗,以盡一份為人父的責任。
~O~
( Theo tin của China Times , đưa tin ngày 22/1/2008 , ký giả : Lý Kim Sinh , lược dịch : bóng trăng vàng )
1 cô gái Việt đến Đài Loan hành nghề giúp việc gia đình . Khi rời Việt Nam , cô ta cầm theo di sản của mẹ là 1 tấm ảnh cũ đã ngả màu và 1 chiếc nhẫn vàng , với mục đích là tìm lại người cha ruột chưa từng 1 lần hội ngộ của mình ở Đài Loan . Trải qua biết bao phong ba bão táp , cuối cùng thì dưới sự hỗ trợ của cảnh sát huyện Kim môn , 2 cha con đã hội ngộ , và không ngờ , người cha cũng chính là chủ thuê của cô ấy , 2 người tuy đã sống chung dưới 1 mái nhà suốt hơn 7 tháng trời mà vẫn không hề hay biết ! Tuy là 1 câu chuyện có thực , nhưng tình tiết bi hoan ly hợp trong câu chuyện này hy hữu và cảm động không kém 1 chuyện phim .
Nhân vật chính của câu chuyện có thật này tên là Trần Thị Khang , sinh ra trong 1 gia đình tầm thường ở miền bắc Việt Nam . Vào năm 1989 , khi cô gả chồng , người mà cô đã gọi bằng “ mẹ “ từ tấm bé mới tiết lộ với cô 1 chuyện động trời rằng : thật ra bà không phải là mẹ ruột của cô , mà chỉ là dì mà thôi .
Bằng giọng nói run rẩy , “ người dì “ kể lại câu chuyện xưa :
“ Vào năm 1967 , khi ở Hongkong ,1 cô gái trẻ Việt Nam đã yêu 1 chàng trai Đài Loan , và mang thai với chàng . Nhưng vì mẹ già ở quê nhà đột ngột lâm trọng bịnh , nên cô đành phải gạt lệ chia tay cùng chàng để về quê thăm mẹ .
Lúc đó toàn cõi Việt Nam đang chìm trong cảnh khói lửa điêu tàn của cuộc nội chiến nam bắc , e gặp chuyện bất trắc khó lòng đoàn tụ , nên chàng đã nuốt lệ trao cho nàng 1 tấm ảnh của mình và 1 chiếc nhẫn vàng để làm tin . Quả thật , sau khi trở về nhà , vì chiến cuộc , nên nàng không bao giờ còn có điều kiện trở lại Hongkong để hội ngộ cùng người yêu của mình nữa , và đã hạ sinh 1 bé gái tại miền bắc Việt Nam . 2 tháng sau , chính nàng cũng lâm trọng bệnh và cuối cùng đã ôm hận ra đi vĩnh viễn .
Lúc lâm chung , nàng ôm đứa con thơ đang oe oe đòi bú trên tay , trao cho người chị , kèm theo 1 chiếc nhẫn vàng có khắc 3 chữ : ‘ Thái Hán Triêu ‘ , và 1 tấm ảnh mặt sau có chữ ký tặng kèm thêm dòng chữ ‘ sinh năm Dân quốc 20 , tháng 1 , ngày 3 ‘(3/1/1931) . Nàng trăn trối với chị mình : ‘người trong ảnh là người Đài Loan , và chính là cha của bé… “.
Sau khi biết rõ thân thế , từ trong thâm tâm của mình , chị Trần Thị Khang đã quyết nhất định sẽ phải có ngày tìm lại cha ruột của mình . Sau khi kết hôn , chị đã sinh được 2 mụn con , 1 trai 1 gái , nhưng chồng chị là kẻ lười biếng , lại thường xuyên thượng cẳng chân hạ cẳng tay với chị những khi say rượu , mọi chi phí trong nhà đều do 1 mình chị cáng đáng cả . Chị đành cắn răng chịu đựng đến khi con cái đều khôn lớn , rồi mới quyết định thực hiện điều tâm ước của mình . Chị đã cầm theo di vật của mẹ mình , và thông qua công ty môi giới Việt Nam , sang Đài Loan làm nghề khán hộ công gia đình , chăm sóc cho 1 cụ bà bị lâm trọng bịnh ở 1 gia đình tại thành phố Tân trang , huyện Đài bắc .
Ngày lại nối ngày , vì bận rộn với công việc , nên mãi mà chị vẫn không có thời gian rảnh rỗi để đi tìm cha ruột của mình giữa cả một biển người mênh mông , chị chỉ còn biết cầm tấm ảnh cha mà thổn thức một mình trong những đêm khuya thanh vắng . Và tiếp đó xảy ra một việc làm chị lại càng đau đớn hơn nữa , số là vì bà cụ mà chị đang chăm sóc bị qua đời , nên chị đã được chuyển chủ đến Kim môn , 1 hòn đảo của Đài Loan , và trong quá trình di chuyển , chị đã làm lạc mất chiếc nhẫn và tấm ảnh của mẹ để lại .
Trong 1 dịp công tác , cảnh sát của đồn cảnh sát địa phương đã được nghe chị kể lại chuyện này . Họ phán đoán rằng có thể chiếc nhẫn và tấm ảnh này có thể bị lạc ở nhà chủ thuê cũ tại Tân trang . Họ bèn dẫn chị đi gọi điện thoại về nhà chủ cũ , để nhờ ông cụ ( chồng bà cụ mà chị đã chăm sóc trước đây ) vào phòng người vợ quá cố của mình tìm kỹ lại giùm , và quả nhiên , ông cụ đã tìm thấy 1 cái túi lạ trong 1 chiếc rương cũ .
Vì hiếu kỳ không biết vật gì mà quan trọng đến thế , nên sau khi đã xin phép và được chị Trần Thị Khang chấp thuận , ông đã mở túi ra xem và thấy trong đó có 1 chiếc nhẫn vàng và 1 tấm ảnh . Sau khi xem kỹ , ông run bắn cả người và hỏi chị Khang trong cơn kích động tột độ : “ Làm sao mà cháu có 2 thứ này ? “
Sau khi trấn tĩnh , ông cụ nói rằng ông sẽ đích thân đem 2 vật này ra đảo Kim môn cho chị Khang .
Dưới sự hướng dẫn của cảnh sát , ông cụ đã đáp máy bay ra gặp chị Khang , và trực tiếp nghe chị Khang kể lại câu chuyện đời mình . Sau khi rõ ràng mọi sự , ông cụ đã òa khóc : “ Con là con gái của ta , và ta chính là cha của con đây ! “
Ông cụ đến lúc này mới tiết lộ rằng chàng trai trong ảnh chính là ông , chỉ vì trận nội chiến của Việt Nam , đã chặn đứng mối duyên của 1 cặp nam nữ khác dân tộc , và làm 2 cha con phải cách biệt nhau suốt 40 năm nay . Cảnh bi hoan ly hợp của 1 đời người quả thật là éo le !
Sửng sốt trước việc đến quá bất ngờ , xúc động đến không thốt nên lời , chỉ biết nhìn trân trân vào khuôn mặt tái nhợt của ông cụ , mãi một lúc sau , chị Trần Thị Khang mới kêu lên được : “ Cha ! Con đã cực khổ tìm cha suốt bấy lâu nay rồi ! “
Sau đó , dưới sự giúp đỡ của cảnh sát Đài Loan , 2 cha con ông Thái Hán Triêu đã đi xét nghiệm DNA để chứng minh quan hệ cha con , và làm thủ tục nhận con . Vào ngày 16/1 , chị Trần Thị Khang đã về Việt Nam để hoàn tất mọi thủ tục sang định cư tại Đài Loan . Còn ông Thái Hán Triêu vì tuổi già sức yếu , phải thường xuyên nằm viện trị liệu , nên không thể cùng ái nữ của mình cùng sang Việt Nam làm giấy tờ . Ông hy vọng các cơ quan hữu trách hãy tạo mọi điều kiện thuận lợi , để chị Trần Thị Khang được sớm trở lại Đài Loan bái tổ quy tông , và để ông được làm tròn trách nhiệm của 1 người cha . |
|